Trí nhớ hoặt động như thế nào? Bộ não của ta ghi nhớ mọi thứ thế nào ?

Đầu tiên để bắt đầu tôi sẽ nói với bạn một bí mật mà bạn sẽ bất ngờ, trí nhớ của bạn rất tuyệt hảo. Đúng vậy trí nhớ của bạn rất hoàn hảo. Bạn đọc thông tin này là chính xác. Có thể bạn không tin tôi nhưng những thông tin ở đây là chính xác và đã được kiểm chứng. Giống như kỹ thuật thôi miên mọi thứ ở đây đều rất độc đáo từ góc nhìn, nghe, suy nghĩ hay việc làm của mọi người trong cuộc sống. Hãy từ bỏ cách suy nghĩ thông thường sự ràng buộc với suy nghĩ của nhà trường dạy bạn theo cách học vẹt đi. Bộ não của bạn sẽ ghi lại toàn bộ quá trình hoặt động của bạn tạo nên cái gọi là kinh nghiệm sống, khả năng làm việc, suy nghĩ logic hay đưa ra quyết định... trừ những người bị tại mất khả năng kiểm soát hay khối u não...

Đây là thời điểm bạn tự hỏi  bản thân mình, toàn bộ kinh nghiệm sống của bạn, toàn bộ những gì bạn học được đã là một kho dữ liệu không lồ được in sâu trong não bộ của bạn ở một nơi nào đó. Vậy mà tại sao khi chúng ta cần chúng chúng lại không xuất hiện ngay lập tức mà bạn phải có gắng lục tìm lại trong bộ nhớ của bạn, có phải vậy không ?
Có rất nhiều lý do khiến người ta lãng quên, không nhớ, và vấn đề đầu tiên nãy sẽ được giải thích ở phần tới. Tuy nhiên Orio sẽ cung cấp cho các bạn cách giải thích đơn giản về cách thức hoạt động của não bộ và cách hoặt động của trí nhớ.

Hãy tưởng tượng trí nhớ của bạn là một thư viện khổng lồ với rất nhiều kệ sách. Hãy hình dung trong thư viện khổng lồ đó bạn nhớ một đoạn ngắn trong một trang của một cuốn sách nhưng cuốn sách đó chưa được đánh số thứ tự và các mục lục cũng chưa được chỉ mục hay chưa có mục lục. Vậy nếu như bạn muốn nhớ được thông tin của đoạn trích đó bằng cách nào và như thế nào để bạn tìm ra được thông tin mà bạn cần. Nếu một trí nhớ chưa được rèn luyện thì điều đó là không thể. Trừ khi là bạn đã đánh dấu đặc biệt trên cuốn sách đó và trong trích đoạn của cuốn sách.

Quá trình ghi nhớ.
Quá trình ghi nhớ chia ra làm 4 phần riêng biệt :
  • Nhận biết thông tin qua 5 giác quan, nhìn, nghe, cảm giác, cảm nhận, ngửi.
  • Quá trình phân tích của não bộ thông qua những tín hiệu của 5 giác quan gửi vào. Quá trình nhận thức.
  • Quá trình lưu thông tin ở bộ nhớ tạm thời, gọi là trí nhớ ngắn hạn.
  • Cuối cùng chuyển nhưng thông tin, dữ liệu từ trí nhớ ngắn hạn sang bộ nhớ dài hạn.
Tất cả quá trình trên đều quan trọng và chúng ta sử dụng hằng ngày để lưu giữ những thông tin cần thiết.

Cơ sở sinh học của bộ nhớ.
Ở đây tôi không mô tả sâu về sơ sở sinh học của bộ nhớ các bạn sẽ được đọc ở phần sau về bộ não và tâm lý học trong những bài viết sau.

Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi người có ý kiến gì xin để lại lời nhắn.

Orio!

Unknown

Phasellus facilisis convallis metus, ut imperdiet augue auctor nec. Duis at velit id augue lobortis porta. Sed varius, enim accumsan aliquam tincidunt, tortor urna vulputate quam, eget finibus urna est in augue.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét